Kết nối mạnh mẽ với hệ thống VNACCS
Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014
Hệ thống VNACCS kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin của các bên liên quan như: doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, dịch vụ, giao nhận, vận chuyển, ngân hàng, các Bộ, Ngành liên quan.
Về khai báo và xử lý thông tin khai báo trước khi khai hai quan dien tu vnaccs: trước thông quan, hệ thống VNACCS hỗ trợ tập trung xử lý thông tin trước khi hàng đến/khai báo để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát hải quan tại các khâu khai báo.
Một trong những nội dung thay đổi tương đối lớn của Hệ thống VNACCS liên quan đến hàng gia công, sản xuất xuất khẩu và chế xuất. Khi áp dụng Hệ thống VNACCS sẽ thực hiện theo hướng thanh khoản theo từng tờ khai, thực hiện quản lý theo từng phương tiện vận tải. Doanh nghiệp sẽ thực hiện tự khai, tự chịu trách nhiệm và tự thanh khoản. Cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro đối với việc thanh khoản.
Về xác định trị giá. Hiện tại, Việt Nam áp dụng 06 mẫu Tờ khai trị giá tương ứng với 06 phương pháp xác định trị giá. Khi áp dụng Hệ thống VNACCS cho phép gộp một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Do đó, về cơ bản, đối với phương pháp trị giá giao dịch không cần phải khai riêng tờ khai trị giá như hiện nay. Để đảm bảo việc thông quan hàng hóa nhanh chóng, những lô hàng có sự nghi vấn về giá sẽ chuyển sang khâu sau thông quan để xác định. Bộ phận nào xử lý việc này sẽ được cân nhắc cụ thể trước khi đưa hệ thống này đi vào vận hành. Một lưu ý là để đảm bảo tính bảo mật của việc khai thuế hải quan, doanh nghiệp cần sử dụng chữ ký điện tử. Một trong các chữ ký số được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là chu ky so fpt.
Về giám sát, quản lý hải quan đối với một số loại hình: khi áp dụng Hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ được thực hiện theo hướng đơn giản hóa, gom các quy trình thủ tục theo hướng chuyển cửa khẩu, chuyển cảng, quá cảnh,…về loại hình là hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát của hải quan vì bản chất là việc chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác, chịu sự giám sát của hải quan. Hiện tại chưa có loại hình đối với chuyển cảng. Vì vậy, căn cứ theo Công ước Kyoto sửa đổi và thực tiễn của Hải quan các nước, trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung có đưa nội dung này theo hướng doanh nghiệp vận tải chịu trách nhiệm cập nhật thông tin và phản hồi thông tin trên hệ thống về hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát của Hải quan tại điểm đi và điểm đến để phục vụ cho việc theo dõi, giám sát của hải quan.
Về chế độ quản lý của hải quan: Theo quy định hiện tại, hiện có khoảng trên 200 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Để đảm bảo và tạo thuận lợi cho việc quản lý hải quan, thống kê và trên cơ sở khuyến nghị của Công ước Kyoto sửa đổi, Hệ thống VNACCS thực hiện chuẩn hóa các chế độ quản lý hải quan với khoảng 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Bên cạnh đó, khi thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch, sự khác nhau chủ yếu là về mặt chứng từ. Ngoài ra, một số loại hình đặc thù như hàng hóa mang vào, mang ra của cư dân biên giới, hàng an ninh quốc phòng, hàng trị giá thấp sẽ được thực hiện thủ công.
Quý Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm nhiều thông tin về các dich vu thue dien tu fpt– Một trong các dịch vụ được lựa chọn sử dụng nhiều trong thời gian hiện nay.
Bài liên quan
- Điện tử hóa giấy tờ trong thủ tục hải quan điện tử
- Những thắc mắc về qua trình đăng ký hải quan điện tử trong doanh nghiệp FDI
- 11 ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp khi khai hải quan điện tử
- Hải quan điện tử, bước đột phá về cải cách hành chính
- Một số thông tin về tờ khai hải quan bản giấy
- Các loại hình kinh doanh đang được áp dụng dịch vụ Hải quan điện tử
- Thủ tục hủy tờ khai hải quan điện tử như thế nào?
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
- Giải đáp các thắc mắc về dịch vụ hải quan điện tử
- Chuẩn bị áp dụng thủ tục hải quan điện tử cho 45.000 doanh nghiệp
- Quy định về thời gian nộp khai thuế qua mạng
- Mục đích của hải quan điện tử là gì?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét